(VietQ.vn) - Theo “Sách Trắng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ”, tính đến nay, Việt Nam có 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ, tỷ lệ này ngang với các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, cần tăng cường năng lực, kiến thức kinh doanh cho các nữ doanh nhân, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho DNNVV do phụ nữ làm chủ.
Phụ nữ làm kinh doanh đối mặt nhiều rào cản
Tại hội thảo tham vấn "Sách trắng cho DNNVV do phụ nữ làm chủ" do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tổ chức sáng 10/4/2023 tại Hà Nội, Tiến sĩ Adam McCarrty - chuyên gia quốc tế của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về chính sách giới, cho biết, Sách Trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ nói về hiện trạng phụ nữ Việt Nam trong kinh doanh với việc sử dụng dữ liệu của Tổng cục Thống kê năm 2021.
Theo Sách Trắng, Việt Nam có khung pháp lý toàn diện tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào nền kinh tế rộng lớn hơn. Phụ nữ Việt Nam gần như bình đẳng về trình độ học vấn và tham gia lực lượng lao động.
Sách Trắng chỉ ra rằng, Việt Nam là ấn tượng khi so sánh với quốc tế. Tính đến tháng 12/2020, phụ nữ sở hữu 20% số DNNVV Việt Nam. Tỷ lệ này ngang bằng với các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong khu vực, bao gồm Singapore (24%), Thái Lan (23%) và Indonesia (21%), thậm chí là với các nền kinh tế phát triển nhất trên toàn cầu (ví dụ: Pháp 24%; Thụy Điển 20%; Hồng Kông - Trung Quốc 20%). Hơn nữa, 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ nằm trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác.
Sách Trắng cũng chỉ ra, phụ nữ sở hữu và điều hành DNNVV có quy mô nhỏ hơn một chút so với nam giới, và có xu hướng hoạt động nhiều hơn trong các lĩnh vực sử dụng vốn ít hơn.
Lý giải con số khiêm tốn này, đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dù có sự công nhận về bình đẳng giới về mặt hiến pháp và ngày càng có nhiều sửa đổi các văn bản pháp luật, quy định để duy trì bình đẳng giới, các nữ doanh nhân ở Việt Nam vẫn chịu áp lực từ chuẩn mực và kỳ vọng xã hội. Đó là các giá trị truyền thống và gia trưởng làm gia tăng sự phụ thuộc của phụ nữ.
Mặc dù có sự công nhận về bình đẳng giới về mặt Hiến pháp và ngày càng có nhiều sửa đổi các văn bản pháp luật và quy định để duy trì bình đẳng giới, các nữ doanh nhân ở Việt Nam vẫn chịu áp lực từ chuẩn mực và kỳ vọng xã hội: các giá trị truyền thống liên quan đến các giá trị, chuẩn mực xã hội và thiên kiến. Hệ quả là phụ nữ có ít thời gian hơn để tập trung vào phát triển kinh doanh. Nữ chủ doanh nghiệp chịu thiệt thòi vì phải dành thời gian làm các công việc gia đình và chăm sóc con cái, người thân nhiều hơn so với nam giới.
Tiếp tục đưa vấn đề giới vào các văn bản pháp luật
Việt Nam có khung pháp lý toàn diện tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào nền kinh tế rộng lớn hơn. Luật Bình đẳng giới (Luật số 73/2006/QH11) có hiệu lực từ năm 2007 quy định các cơ quan chính phủ phải thực thi trách nhiệm của mình về bình đẳng giới và xử lý các vi phạm. Ngoài ra, luật này đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ phụ nữ mà các biện pháp này không phổ biến ở các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Tại Việt Nam, phụ nữ đăng ký thành lập doanh nghiệp giống như nam giới, luật nghiêm cấm phân biệt đối xử trong tiếp cận tài chính và việc làm (bao gồm cả việc bắt buộc trả thù lao ngang nhau cho công việc có giá trị như nhau) và quy định rõ 180 ngày nghỉ thai sản có hưởng lương. Sự phân biệt đáng chú ý duy nhất là tuổi nghỉ hưu của phụ nữ sớm hơn nam giới.
Nhưng một nguyên nhân khác là do phụ nữ tự lựa chọn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có thể đã ngăn cản họ khởi nghiệp hoặc phát triển doanh nghiệp.
Cũng theo Sách Trắng, Luật Hỗ trợ DNNVV có nhiều mục tiêu tốt nhưng thiếu "lăng kính giới tính" và còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình thực hiện về tiếp cận tín dụng và các chương trình bảo lãnh tín dụng.
Các văn bản hướng dẫn thi hành luật hoặc là không có hoặc quá phức tạp và việc thực thi ở cấp tỉnh còn khiêm tốn. Có một số ít sáng kiến thực thi Luật DNNVV đã được triển khai ở cấp tỉnh nhưng nhìn chung tiến độ còn chậm và quan trọng nhất là tất cả các sáng kiến này đều thiếu kinh phí và sẽ không bao giờ có thể đáp ứng được nhu cầu của 536.030 DNNVV Việt Nam. Do đó, chi tiêu ngân sách của Chính phủ cần ưu tiên các chương trình hành động có khả năng tác động đến tất cả DNNVV.
Đặc biệt, cần tiếp tục lồng ghép vấn đề giới vào các văn bản pháp luật và đo lường dữ liệu phân theo giới tốt hơn. Thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu thay đổi quan niệm xã hội. Đào tạo cán bộ công chức về tầm quan trọng của “lăng kính giới”, tăng cường nhận thức về những phụ nữ thành công trong kinh doanh.
Tăng cường năng lực, kiến thức kinh doanh, cải thiện tiếp cận vốn
Từ thực trạng trên, Tiến sĩ Adam McCarty khuyến nghị, cần hỗ trợ trực tiếp giúp doanh nhân nữ phát triển kinh doanh, bao gồm chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp chính thức và mở rộng thị trường, chuỗi giá trị.
Ngoài ra, cần tăng cường năng lực và kiến thức kinh doanh của phụ nữ. Cải thiện tiếp cận tài chính của DNNVV do phụ nữ làm chủ bằng cách làm việc với ngân hàng về các sản phẩm tài chính mới và phổ biến kế hoạch hành động để giúp DNNVV do phụ nữ làm chủ hiểu rõ hơn yêu cầu của ngân hàng.
Đào tạo các nhà quản lý DNNVV do phụ nữ làm chủ để lập kế hoạch và phát triển, cải thiện tiếp cận thông tin pháp luật, dịch vụ tư vấn cũng như nhận thức về các phương án hỗ trợ kinh doanh.
Tài trợ cho các chương trình thử nghiệm cụ thể để thí điểm và chứng minh các ý tưởng tốt. Ví dụ, thử nghiệm ba mô hình mới khác nhau về cho vay không thế chấp hoặc tài sản lưu động cho DN siêu nhỏ, có thể là 600 khoản vay tại 6 tỉnh và chia đều cho DNNVV do phụ nữ làm chủ và DNNVV do nam giới làm chủ. Hoặc thử nghiệm 3 mô hình bảo lãnh tín dụng cho 600.000 DNNVV khác để xem cách làm nào là hiệu quả.
Cùng với đó, cần cách mạng hóa cách tiếp cận về đào tạo và xây dựng năng lực để phù hợp với thời đại internet và giờ đây là thời đại trí tuệ nhân tạo dựa trên ChatGPT. Hỗ trợ trực tiếp giúp doanh nhân nữ phát triển kinh doanh, bao gồm chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp chính thức và mở rộng thị trường và chuỗi giá trị.
Tăng cường năng lực và kiến thức kinh doanh của phụ nữ. Đào tạo các nhà quản lý DNNVV do phụ nữ làm chủ để lập kế hoạch và phát triển, cải thiện tiếp cận thông tin pháp luật và dịch vụ tư vấn cũng như nhận thức về các phương án hỗ trợ kinh doanh.
Cải thiện tiếp cận tài chính của DNNVV do phụ nữ làm chủ bằng cách làm việc với các ngân hàng về các sản phẩm tài chính mới và phổ biến Kế hoạch Hành động để giúp DNNVV do phụ nữ làm chủ hiểu rõ hơn yêu cầu của ngân hàng.
Sách Trắng không khuyến nghị trợ cấp gây biến dạng giá đối với DNNVV do phụ nữ làm chủ. Các khuyến nghị trong Sách Trắng hướng tới một “sân chơi” bình đẳng dành cho cả nam giới và phụ nữ về nghĩa vụ thuế, điều kiện và lãi suất vay vốn. Khuyến nghị tập trung vào giúp các phụ nữ có hoài bão, kiến thức và năng lực có thể tiếp cận các cơ hội một cách bình đẳng. |
12/18/2021 4:19:10 PM
Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.
12/31/2021 1:54:50 PM
Hội thảo “Xúc tiến Thương mại và đầu tư với Thị trường New Zealand - Tận dụng cơ hội các chuỗi giá trị mới trong khối ASEAN - NewZealand”New Zealand hiện đang là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng...
12/4/2021 4:51:05 PM
Hội thảo “Những xu hướng chính thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trong bối cảnh mới”Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi sản xuất, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước sau dịch Covid-19. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) tổ chức chương trình “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm 2021”
12/4/2021 5:04:09 PM
Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Phòng trưng bày hàng mẫu đặt tại Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại MalaysiaChương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Malaysia. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Malaysia tổ chức.
ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ
Kết nối với chúng tôi