Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu trên 1.000 doanh nghiệp trên cả nước trong nhiều lĩnh vực như Công nghiệp chế biến, Chế tạo, Khai khoáng, Bán buôn và bán lẻ, v.v. Trong số này, các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với số lượng nhân sự dưới 500 người, chiếm tỷ lệ 96,7%. Từ dữ liệu thu thập được, Chương trình đã tổng hợp, phân tích thực trạng và nhu cầu ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1. Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong nghiệp vụ hoạt động
1.1. Vị trí của doanh nghiệp trong lộ trình chuyển đổi số
Theo kết quả khảo sát, đa phần doanh nghiệp đã có nhận thức và ý thức được về sự cần thiết của việc tiến hành chuyển đổi số, nhưng chưa đạt mục tiêu kỳ vọng. Các doanh nghiệp chủ yếu đang ở bước số hóa, hoặc đã từng bước sử dụng các công nghệ, phần mềm mới nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra nên đã ngừng sử dụng, hoặc vẫn đang sử dụng nhưng còn gặp khó khăn, chưa thực sự thuận lợi. Cụ thể:
1.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong một số trong các nghiệp vụ hoạt động
Kết quả khảo sát cho thấy, công nghệ trước hết thường được doanh nghiệp áp dụng vào một số nghiệp vụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp như: hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Cụ thể, ngoài hai hình thức bán hàng truyền thống là bán hàng trực tiếp tại cửa hàng/ điểm bán và bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua mạng đã trở nên phổ biến hơn trước đây do sự hỗ trợ và tham gia đặc lực của nhiều nền tảng bán hàng trực tuyến (Shopee, Lazada, Tiki,…) và các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo và gần đây là Tiktok) với tỉ lệ đa số doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh.
Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp được khảo sát thực hiện CĐS mang tính khá rời rạc, nhằm quản lý từng chức năng hoạt động riêng rẽ như vận chuyển hàng hoá, kho hàng, bán hàng, nhân sự và kế toán mà thiếu đi sự kết nối mang tính đồng bộ. Trên thực tế, khoảng 20 -30% doanh nghiệp được khảo sát là có ứng dụng công nghệ số trong một số nghiệp vụ một cách thường xuyên. Ví dụ:
1.3. Mức độ đầu tư cho chuyển đổi số
Kết quả khảo sát cho thấy, chưa đến 40% các doanh nghiệp có ngân sách để đáp ứng nhu cầu CĐS từ mức trung bình đến đầy đủ để tiếp nhận các tư vấn và giải pháp CĐS. Trong khi đó, có đến 43,3% doanh nghiệp có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Đáng lo ngại có tới 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS. Trên thực tế việc thiếu ngân sách dành cho CĐS cũng là thách thức phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV.
2. Nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số của doanh nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp có sự tự tin về kiến thức cho chuyển đổi số nhưng lại không thể tự mình thực hiện quá trình thay đổi mang tính toàn diện này. Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ ở hầu như tất cả giai đoạn chuyển đổi số, từ giai đoạn nền tảng ban đầu của quá trình như chuẩn hoá các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho đến giai đoạn triển khai thực hiện hay tiếp nhận các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi số.
Một trong các nguyên nhân lý giải cho điều này bởi sự hạn chế về nguồn nhân lực nội bộ chuyên trách để triển khai chuyển đổi số. Cụ thể, 56,3% doanh nghiệp được khảo sát có dưới 3 nhân sự phụ trách lên kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số, và 43,7% doanh nghiệp được khảo sát có dưới 3 nhân sự làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin (IT).
Qua khảo sát và các số liệu trên, có thể thấy rằng các doanh nghiệp đã có những ý thức nhất định về tầm quan trọng của chuyển đổi số, cũng như bắt đầu tiến hành áp dụng công nghệ vào trong quy trình vận hành, kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản như chưa tìm được ứng dụng công nghệ phù hợp để áp dụng; thiếu vốn; chưa được hỗ trợ về tư vấn, xây dựng lộ trình; v.v. Điều này cho thấy để các doanh nghiệp Việt vẫn còn một chặng đường dài trước mắt phải vượt qua để có thể chuyển đổi số thành công.
Nguồn: Báo cáo thường niên Chuyển đổi số 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
12/18/2021 4:19:10 PM
Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.
12/31/2021 1:54:50 PM
Hội thảo “Xúc tiến Thương mại và đầu tư với Thị trường New Zealand - Tận dụng cơ hội các chuỗi giá trị mới trong khối ASEAN - NewZealand”New Zealand hiện đang là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng...
12/4/2021 4:51:05 PM
Hội thảo “Những xu hướng chính thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trong bối cảnh mới”Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi sản xuất, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước sau dịch Covid-19. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) tổ chức chương trình “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm 2021”
12/4/2021 5:04:09 PM
Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Phòng trưng bày hàng mẫu đặt tại Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại MalaysiaChương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Malaysia. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Malaysia tổ chức.
ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ
Kết nối với chúng tôi