Qua tổng hợp báo cáo của các Bộ ngành, địa phương cập nhật đến ngày 15/11/2022, hiện cả nước có khoảng 170 ĐVSNCL hoạt động trong 04 ngành, lĩnh vực liên quan đến kiểm định kỹ thuật và sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng vật nuôi, trong đó, chỉ có 14 đơn vị (chiếm 8,23%) đã chuyển đổi. Các ĐVSNCL trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 04 ngành và đã thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa. Đối với lĩnh vực kiểm định xây dựng chủ yếu quy mô nhỏ, có khả năng tự chủ chi thường xuyên. Đối với lĩnh vực đăng kiểm kỹ thuật phương tiện giao thông, các ĐVSNCL trong lĩnh vực này có khả năng chuyển đổi cao nhất do đã tự chủ được. Riêng đối với lĩnh vực sản xuất, lưu giữ giống gốc có quy mô vốn, tài sản, lao động khá lớn… nhưng chưa tự chủ được chi thường xuyên.
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 06 Bộ và 59/63 địa phương gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật đến ngày 15/11/2022 cho thấy, cả nước hiện có 170 ĐVSNCL hoạt động trong 04 ngành, lĩnh vực liên quan đến kiểm định kỹ thuật và sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng vật nuôi, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Số lượng các ĐVSNCL thuộc 4 ngành, lĩnh vực
STT |
Tên ngành, lĩnh vực |
Số ĐVSNCL đã hoàn thành chuyển thành CTCP |
Số ĐVSNCL chưa chuyển đổi |
Tổng số |
1 |
Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động |
0 |
6 |
6 |
2 |
Kiểm định xây dựng |
1 |
44 |
45 |
3 |
Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện thuỷ |
10 |
55 |
65 |
4 |
Sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi |
3 |
51 |
54 |
|
Tổng số |
14 |
156 |
170 |
Trong tổng số 170 ĐVSNCL hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực, số lượng ĐVSNCL đã thực hiện chuyển đổi sang CTCP còn thấp, chỉ có 14 đơn vị (chiếm 8,23%) đã chuyển đổi (trong đó có 01 đơn vị đã chuyển đổi nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển thành CTCP), thể hiện ở bảng sau:
Số lượng các ĐVSNCL phân theo ngành, lĩnh vực được thể hiện ở biểu sau:
Qua biểu đồ có thể thấy ĐVSNCL trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 38%), ít nhất là trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Kết quả hoạt động ĐVSNCL phân theo 04 ngành chi tiết như sau:
1. ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
a. Số lượng và tình hình hoạt động
Tổng hợp từ báo cáo của 06 Bộ và 59 địa phương, có 06 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Theo Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công với khoảng 166 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này trên thị trường. Trong đó, các ĐVSNCL thuộc khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ có 10 đơn vị, chiếm 6% số lượng các tổ chức), 21 ĐVSNCL khác trong lĩnh vực đo lường mới bổ sung đăng ký hoạt động kiểm định (chiếm 12%), còn lại 135 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần (chiếm 82% tổng số đơn vị). Các Trung tâm thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tự chủ kinh phí chi thường xuyên; giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước của 03 Trung tâm không lớn, khoảng 124 tỷ đồng[1] với khoảng 280 viên chức và người lao động, nộp ngân sách nhà nước trên 100 tỷ đồng/năm.
Chỉ có 03 trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại các địa phương[2]. Các trung tâm đều có khả năng tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên, sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc.
2. ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định xây dựng
Theo các báo cáo, có 45 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định xây dựng; trong đó 44/45 đơn vị đang hoạt động ở mô hình ĐVSNCL và 01 đơn vị đã thực hiện chuyển đổi nhưng chưa bàn giao sang CTCP[3]. Nhiệm vụ chủ yếu của các ĐVSNCL trong lĩnh vực này là: kiểm định xây dựng, giám định tư pháp không chuyên trách về xây dựng, thí nghiệm, kiểm định, đánh giá chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng tại nơi sản xuất, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giám sát xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng, thực hiện các dịch vụ: tư vấn lập dự án đầu tư công trình xây dựng, thẩm định, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công…
Theo báo cáo của các địa phương, nhiều ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực này có khả năng tự chủ chi thường xuyên, có đơn vị có khả năng tự chủ cả chi đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các ĐVSNCL có quy mô nhỏ, mức vốn nhà nước thấp dưới 12 tỷ đồng, quy mô lao động từ 10-50 lao động. Một số đơn vị chưa có địa điểm làm việc riêng, tài sản cũ, giá trị tài sản nhỏ, nguồn thu hoạt động chưa bền vững. Trong lĩnh vực này, khối doanh nghiệp tư nhân đã tham gia nhiều nên có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ĐVSNCL khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, lực lượng lao động biến động thường xuyên giữa các đơn vị, doanh thu không ổn định.
Các đơn vị hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định xây dựng cần được trang bị máy móc thí nghiệm hiện đại; nâng cấp, hoặc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên nên chi phí đầu tư và chi phí bảo trì, bảo dưỡng hàng năm khá lớn. Trong trường hợp thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của tư nhân tham gia, việc chuyển đổi thành CTCP đối với các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị này.
3. ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện thuỷ
Theo báo cáo của Bộ Giao Thông Vận tải cả nước hiện có 249 trung tâm đăng kiểm bao gồm: 13 trung tâm thuộc Bộ Giao thông Vận tải, 64 trung tâm thuộc các địa phương và 172 trung tâm của tư nhân.
Đối với các Trung tâm đăng kiểm thuộc Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn 2016-2020, Cục đăng kiểm Việt Nam đã thực hiện thí điểm cổ phần hóa 02 trung tâm, Nhà nước không giữ cổ phần. Hai trung tâm đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP từ năm 2015-2016. 13 Trung tâm còn lại phần lớn có quy mô vốn và tài sản nhỏ dưới 1 tỷ đồng, quy mô lao động khoảng từ 15-40 người. Tất cả các Trung tâm này đều hoạt động tự chủ, không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Trong số 65 ĐVSNCL được các Bộ, UBND địa phương báo cáo, có 10 đơn vị đã hoàn thành chuyển đổi thành CTCP[4] (Danh sách chi tiết tại Phụ lục 4). Một số các địa phương báo cáo, các đơn vị sau khi chuyển đổi đều thuận lợi hơn trong việc huy động nguồn lực xã hội, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (Hải Dương, Ninh Bình), tinh gọn bộ máy tổ chức, có sự thay đổi về phương thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn (Ninh Bình). Một số công ty hoạt động tốt, hiệu quả hoạt động và chất lượng quản trị được cải thiện rõ rệt.
Trong 4 ngành, lĩnh vực báo cáo, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có khả năng chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần cao nhất. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này tại các thành phố lớn có quy mô vốn và tài sản trung bình cao hơn[5]. Phần lớn các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực này đều tự chủ chi thường xuyên, có nhiều đơn vị có khả năng tự chủ cả chi đầu tư. Tuy nhiên, một số ĐVSNCL ở các địa phương thuộc vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, ít phương tiện giao thông cơ giới [6]quy mô vốn và lao động nhỏ hơn, bình quân từ 2-5 tỷ và 10-15 lao động, hoạt động khó khăn, chưa đảm bảo tự chủ chi thường xuyên.
Hoạt động chủ yếu của các đơn vị tập trung vào thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa; cung cấp dịch vụ kỹ thuật kiểm tra, đánh giá, chứng nhận an toàn kỹ thuật xe cơ giới, giám định tình trạng kỹ thuật phương tiện vận tải cơ giới. Ngoài ra, các trung tâm này cũng thực hiện thêm công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm xe cơ giới: quản lý các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tư nhân, giám định tài sản phương tiện giao thông trong tố tụng hình sự, giám định các sự cố tai nạn giao thông hoặc phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành về công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông…
4. Đối với các ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi
Tại Trung ương, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang quản lý các ĐVSNCL trong lĩnh vực này bao gồm: các viện nghiên cứu thuộc Viện khoa học Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thủy sản, các Trung tâm khảo, kiểm nghiệm và kiểm định thuộc Cục Chăn nuôi, Cục trồng trọt, các viện/trung tâm nghiên cứu thuộc Học viện Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp…
Theo Báo cáo của Bộ NNPTNT, các đơn vị đang hoạt động hiệu quả, đóng góp vào kết quả chung của toàn ngành. Đến nay đã chọn tạo và phát triển 18 giống lúa, sản xuất 212,9 tấn giống lúa siêu nguyên chủng, chọn lọc được 13 mẫu giống cà phê vối; duy trì, lưu giữ và bảo tồn hàng chục nghìn mẫu cây trồng và nguồn gen vi sinh vật. Mỗi năm, các đơn vị thu thập thêm khoảng 1.000 mẫu giống cây trồng tại các vùng có nguy cơ cao như vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu, Sơn La; công nhận nhiều giống cây trồng mới, chất lượng gỗ tốt…; trong chăn nuôi làm chủ được công nghệ chọn tạo giống lợn, chọn lọc thành công dòng lợn nái…
Tại các địa phương, hiện có khoảng 54 ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có 03 đơn vị đã chuyển đổi thành CTCP.
Quy mô vốn, tài sản và lao động của các ĐVSNCL trong lĩnh vực này tương đối cao hơn so với các ngành còn lại. Quy mô vốn trung bình của các đơn vị khác nhau ở các địa phương, một số địa phương quy mô các đơn vị tương đối lớn từ 50-100 tỷ đồng/đơn vị, quy mô lao động từ 50-70 lao động[7]. Một số địa phương có quy mô ĐVSNCL nhỏ hơn từ 10-30 tỷ đồng (Hà Giang, Đắk Nông, Trà Vinh, Bến Tre, Hải Phòng). Mặc dù quy mô vốn và tài sản lớn hơn tương đối so với các ngành khác, phần lớn các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi đều chưa tự chủ được chi thường xuyên.
[1] Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực I giá trị 17,4 tỷ đồng, Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Khu vực II là 89 tỷ đồng và khu vực III là 17,6 tỷ đồng.
[2] 03 trung tâm của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
[3] Trung tâm tư vấn và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh
[4] Đã có 10 ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực này đã hoàn thành việc chuyển thành CTCP (02 đơn vị của Cục Đăng kiểm Việt Nam, các đơn vị còn lại của các tỉnh Bến Tre, Bắc Kạn, Hải Dương, Hậu Giang, Ninh Bình, Quảng Nam, Thái Bình, Sơn La).
[5] Quy mô vốn điều lệ từ 10-30 tỷ đồng, quy mô lao động khoảng 10-40 người, có trung tâm số lao động lớn lên đến hơn 80 lao động (Trung tâm đăng kiểm Đồng Nai)
[6] như: Bến Tre, Cà Mau, Hà Giang, Kon Tum…
[7] Trung tâm Giống gia súc, gia cầm tỉnh Nam Định quy mô vốn tại thời điểm 31/12/2020 là 71,4 tỷ đồng, Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Bình Định quy mô vốn 50 tỷ đồng và 43 lao động, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi và thủy sản tỉnh Thái Nguyên 76 tỷ đồng và 69 lao động, Trung tâm giống nông nghiệp Vĩnh Long 94,23 tỷ, 56 lao động, Đắc Lắc 83 tỷ và 51 lao động.
12/4/2021 5:01:51 PM
Chuỗi Hội thảo trực tuyến: Từ lý thuyết đến thực hành - khai thác thị trường thông qua thương mại điện tử - Chuyên đề 1: Phương pháp truyền thông hiệu quả trên ZaloChương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến Thương mại điện tử Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Liên minh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) và Imgroup.
12/4/2021 4:53:02 PM
Webinar: Chuyển đổi để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19 - Chuyên đề: Giải pháp nào để doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn?Việc ứng dụng công nghệ, triển khai cách làm mới; phương thức tiếp cận mới; giúp doanh nghiệp linh hoạt đưa ra các phân tích, dự báo chính xác dựa trên dữ liệu thực từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn trên các khía cạnh quản trị, tài chính, bán hàng đến nhân sự…
12/18/2021 4:19:10 PM
Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.
12/4/2021 5:05:45 PM
Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam trên trang thông tin kết nối Doanh nghiệp B2B của Thương vụ Việt Nam tại Nhật BảnChương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và các đơn vị liên quan tổ chức. Chương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Nhật Bản.
ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ
Kết nối với chúng tôi