Việc sắp xếp, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Với việc ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục và danh mục chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần (CTCP), kết quả chuyển đổi năm 2022 đã đạt được một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ cho thấy tiến độ chuyển đổi vẫn còn chậm, chủ yếu do công tác rà soát, xây dựng Danh mục ĐVSNCL chuyển đổi và quá trình triển khai thực hiện còn kéo dài.
1. Về việc nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý cho việc chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP trong năm 2022
Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho việc chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP, trong năm 2022, các Bộ, ngành đã rà soát, nghiên cứu, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ một số nội dung như sau:
1.1 Về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về chuyển ĐVSNCL thành CTCP
Ngày 22/12/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 76/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 111/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính, xác định giá trị ĐVSNCL, bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP.
1.2 Về việc
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ[1] tại Công văn số 292/TTg-ĐMDN và Công văn số 6603/TTg-ĐMDN ngày 04/10/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg theo hướng không quy định điều kiện“Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập” tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Danh mục chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần giai đoạn 2021-2025. Nội dung này đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét.
1.3 Về việc đánh giá chủ trương cổ phần hoá, tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp khi chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản báo cáo về thực trạng chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP trong 04 ngành, lĩnh vực: Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Kiểm định xây dựng, Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện thuỷ, Sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi.
Như vậy, các Bộ, ngành đang triển khai, nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP.
2. Về kết quả phê duyệt Danh mục ĐVSNCL thành CTCP giai đoạn 2021-2022
2.1 Về kết quả rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ Danh mục ĐVSNCL chuyển thành CTCP giai đoạn 2021-2025.
Tính đến hết 20/12/2022, đã có 02 Bộ, ngành và 30 địa phương trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt Danh mục ĐVSNCL thành CTCP giai đoạn 2021-2022. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau
STT |
Tên đơn vị |
1 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
2 |
Viện Hàn lâm khoa học công nghiệp Việt Nam |
3 |
UBND tỉnh Bắc Giang |
4 |
UBND tỉnh Bạc Liêu |
5 |
UBND tỉnh Bắc Kan |
6 |
UBND tỉnh Bình Định |
7 |
UBND tỉnh Bình Phước |
8 |
UBND tỉnh Cà Mau |
9 |
UBND TP Cần Thơ |
10 |
UBND tỉnh Gia Lai |
11 |
UBND TP Đà Nẵng |
12 |
UBND tỉnh Đắk Nông |
13 |
UBND tỉnh Điện Biên |
14 |
UBND tỉnh Hà Tĩnh |
15 |
UBND tỉnh Hải Phòng |
16 |
UBND tỉnh Hòa Bình |
17 |
UBND tỉnh Kon Tum |
18 |
UBND tỉnh Lâm Đồng |
19 |
UBND tỉnh Lạng Sơn |
20 |
UBND tỉnh Nam Định |
21 |
UBND tỉnh Nghệ An |
22 |
UBND tỉnh Ninh Bình |
23 |
UBND tỉnh Ninh Thuận |
24 |
UBND tỉnh Phú Thọ |
25 |
UBND tỉnh Quảng Bình |
26 |
UBND tỉnh Quảng Ngãi |
27 |
UBND tỉnh Quảng Trị |
28 |
UBND tỉnh Sóc Trăng |
29 |
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế |
30 |
UBND tỉnh Trà Vinh |
31 |
UBND tỉnh Tuyên Quang |
32 |
UBND tỉnh Yên Bái |
Căn cứ quy định tại Nghị định số 150/2020/NĐ-CP, Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg, 30 địa phương đã rà soát để đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 67 ĐVSNCL thành CTCP giai đoạn 2021-2025 (Danh sách cụ thể tại Phụ lục 2 kèm theo). Theo đó, số lượng các ĐVSNCL được các địa phương đề xuất chuyển đổi là nhỏ, trung bình khoảng 1-2 đơn vị; chỉ có 03 địa phương đề xuất chuyển đổi từ 6 ĐVSNCL trở lên, thậm chí có 02 địa phương báo cáo không có ĐVSNCL đủ điều kiện chuyển đổi thành CTCP trong giai đoạn 2021-2025.[2] Số lượng các ĐVSNCL đề xuất được chuyển đổi còn thấp do một số nguyên nhân như: hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đơn vị không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP; các địa phương chưa có thời gian đánh giá, rà soát toàn diện, tổng thể hệ thống ĐVSNCL trên địa bàn; số lượng ĐVSNCL chuyển đổi thành công thành CTCP chưa nhiều, chưa tạo được tác động tích cực đến tâm lý người lao động và người quản lý....
Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát thực trạng hoạt động của ĐVSNCL, đối chiếu với điều kiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP theo quy định tại Nghị định số 150/2020/NĐ-CP, Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg, một số địa phương đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không tiếp tục thực hiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP đối với các ĐVSNCL thuộc Danh mục ĐVSNCL chuyển thành CTCP giai đoạn 2017-2020[3] vì một số lý do sau:
- ĐVSNCL không còn đảm bảo các điều kiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP được quy định tại Điều 4 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP, trong đó phần lớn nguyên nhân do bị ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên kinh doanh thua lỗ, không còn tự đảm bảo chi thường xuyên.
- ĐVSNCL đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, một số ĐVSNCL đang thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước của địa phương.
- Các địa phương có phương án sắp xếp khác như sáp nhập, giải thể... đối với một số ĐVSNCL.
2.2 Về kết quả phê duyệt Danh mục các ĐVSNCL chuyển đổi thành CTCP
Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và ý kiến tham gia của các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội...., đến tháng 12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Danh mục các ĐVSNCL chuyển đổi thành CTCP giai đoạn 2021-2025 của 13 địa phương gồm: Bình Định, Bạc Liêu, Cà Mau, Đắk Nông, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kon Tum, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang.
Tổng hợp Danh mục ĐVSNCL chuyển thành CTCP giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt của 13 địa phương cho thấy, có 18 ĐVSNCL được phê duyệt chuyển đổi thành CTCP hoạt động trong những ngành, lĩnh vực như: Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ; quản lý, bảo trì bến tàu, bến xe; đào tạo và sát hạch lái xe (không hoạt động theo mô hình trường học); kinh doanh mặt bằng hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư…
13 địa phương này đề xuất chuyển 06 ĐVSNCL hoạt động trong các ngành, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Kiểm định xây dựng, Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện thuỷ, Sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, nội dung này cần xem xét, đánh giá sau khi có chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp
[1] Tại Công văn số 292/TTg-ĐMDN, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Nghiên cứu thực tiễn để xem xét tính khả thi của quy định về điều kiện “Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập” tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12/8/2021 khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần, đề xuất phương hướng xử lý (nếu có)”. Tại Công văn số 6603/TTg-ĐMDN, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu giải trình ý kiến đóng góp của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.
[2] Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Ninh Bình.
[3] Kiến nghị dừng cho 6 ĐVSNCL của Cần Thơ, 04 ĐVSNCL của Đắk Nông; 02 ĐVSNCL của Phú Thọ; 03 ĐVSNCL của Quảng Bình....
12/4/2021 5:01:51 PM
Chuỗi Hội thảo trực tuyến: Từ lý thuyết đến thực hành - khai thác thị trường thông qua thương mại điện tử - Chuyên đề 1: Phương pháp truyền thông hiệu quả trên ZaloChương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến Thương mại điện tử Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Liên minh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) và Imgroup.
12/4/2021 4:53:02 PM
Webinar: Chuyển đổi để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19 - Chuyên đề: Giải pháp nào để doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn?Việc ứng dụng công nghệ, triển khai cách làm mới; phương thức tiếp cận mới; giúp doanh nghiệp linh hoạt đưa ra các phân tích, dự báo chính xác dựa trên dữ liệu thực từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn trên các khía cạnh quản trị, tài chính, bán hàng đến nhân sự…
12/18/2021 4:19:10 PM
Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.
12/4/2021 5:05:45 PM
Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam trên trang thông tin kết nối Doanh nghiệp B2B của Thương vụ Việt Nam tại Nhật BảnChương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và các đơn vị liên quan tổ chức. Chương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Nhật Bản.
ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ
Kết nối với chúng tôi