Theo báo cáo của các Bộ ngành, địa phương, cả nước có khoảng 54 đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) hoạt động trong lĩnh vực lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi. Đa phần các doanh nghiệp này hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, chưa tự chủ được về tài chính nên việc chuyển đổi thành CTCP đối với các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực này khó khả thi.
Qua tổng hợp các báo cáo, các Bộ, địa phương, cả nước có 54 ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi phân bố theo địa phương được thể hiện ở bảng sau:
TT |
Tên địa phương |
Số lượng ĐVSNCL |
1 |
An Giang |
1 |
2 |
Bắc Giang |
2 |
3 |
Bắc Kạn |
1 |
4 |
Bình Đinh |
1 |
5 |
Bình Thuận |
1 |
6 |
Cà Mau |
1 |
7 |
Cần Thơ |
3 |
8 |
Đắk Lắk |
1 |
9 |
Đắk Nông |
1 |
10 |
Đồng Tháp |
1 |
11 |
Hà Giang |
3 |
12 |
Hà Tĩnh |
13 |
13 |
Hải Dương |
1 |
14 |
Hải Phòng |
1 |
15 |
Hậu Giang |
1 |
16 |
Khánh Hòa |
1 |
17 |
Kiên Giang |
1 |
18 |
Lào Cai |
1 |
19 |
Nam Định |
2 |
20 |
Nghệ An |
3 |
21 |
Ninh Bình |
1 |
22 |
Quảng Trị |
2 |
23 |
Quảng Ninh |
2 |
24 |
Quảng Nam |
3 |
25 |
Sóc Trăng |
1 |
26 |
TP Hồ Chí Minh |
1 |
27 |
Vĩnh Long |
1 |
28 |
Trà Vinh |
1 |
29 |
Thái nguyên |
1 |
30 |
Vĩnh Phúc |
1 |
Các báo cáo đã đưa ra một đề xuất chủ trương chuyển ĐVSNCL thành CTCP trong lĩnh vực này như sau:
(i) Ở cấp Trung ương:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị không thực hiện chuyển thành CTCP đối với các ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực này do: (1) Trong lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo, lưu giữ giống gốc có nhiều nội dung thuộc bí mật nhà nước. Hoạt động nghiên cứu, chọn tạo và lưu giữ giống cây trồng vật nuôi đòi hỏi đầu tư lớn về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, cần thời gian dài để chọn tạo, khảo nghiệm trước khi đưa vào sản xuất. (2) Bên cạnh hoạt động về lưu giữ giống cây trồng vật nuôi, các ĐVSNCL trong ngành còn có những nhiệm vụ khác như: nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, trong đó có cả nghiên cứu cơ bản theo nhiệm vụ chính trị mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao…
(ii) Tại cấp địa phương:
- Có 6 trong số 30 địa phương gửi báo cáo (chiếm 20%) đề xuất chuyển đổi 08 ĐVSNCL[1] thành CTCP trong giai đoạn 2021-2025.
- Có 19 trong số 30 địa phương gửi báo cáo (chiếm 63,3%) đề xuất tiếp tục duy trì mô hình ĐVSNCL, không thực hiện chuyển thành công ty cổ phần đối với 34 đơn vị hoạt động trong ngành, lĩnh vực này do: (i) Các ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực này phải đảm nhận một số chức năng phục vụ quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn như: bảo tồn, lưu giữ, nhân giống các loại giống cây trồng vật nuôi trong nông, lâm nghiệp, thủy sản; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; (ii) Phần lớn các ĐVSNCL trong lĩnh vực này chưa có khả năng tự chủ hoạt động chi thường xuyên.
- Có 1 trong số 30 địa phương gửi báo cáo (chiếm 3,3%) không có kiến nghị cụ thể về kế hoạch dự kiến trong giai đoạn 2021-2025.
Như vậy, qua tổng hợp, đánh giá từ các báo cáo, lĩnh vực sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi hiện nay tư nhân cũng chưa tham gia nhiều do phải đầu tư lớn, hiệu quả kinh doanh chưa cao, mang tính chất rủi ro lớn. Do vậy, việc duy trì các ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngoài ra, nhiều ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực này còn thực hiện công tác nghiên cứu…. Do vậy, việc cần thiết là các Bộ, địa phương rà soát lại hệ thống các ĐVSNCL hoạt động trong ngành, lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp được dịch vụ, sản phẩm ra thị trường; từng bước tự chủ được kinh phí chi thường xuyên./.
[1] Trung tâm Giống thủy sản cấp 1 Bắc Giang, Trung tâm Giống thủy sản cấp 1 của Quảng Trị, Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
12/4/2021 5:01:51 PM
Chuỗi Hội thảo trực tuyến: Từ lý thuyết đến thực hành - khai thác thị trường thông qua thương mại điện tử - Chuyên đề 1: Phương pháp truyền thông hiệu quả trên ZaloChương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến Thương mại điện tử Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Liên minh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) và Imgroup.
12/4/2021 4:53:02 PM
Webinar: Chuyển đổi để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19 - Chuyên đề: Giải pháp nào để doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn?Việc ứng dụng công nghệ, triển khai cách làm mới; phương thức tiếp cận mới; giúp doanh nghiệp linh hoạt đưa ra các phân tích, dự báo chính xác dựa trên dữ liệu thực từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn trên các khía cạnh quản trị, tài chính, bán hàng đến nhân sự…
12/18/2021 4:19:10 PM
Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.
12/4/2021 5:05:45 PM
Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam trên trang thông tin kết nối Doanh nghiệp B2B của Thương vụ Việt Nam tại Nhật BảnChương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và các đơn vị liên quan tổ chức. Chương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Nhật Bản.
ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ
Kết nối với chúng tôi