Các khó khăn, vướng mắc tập trung vào một số nội dung chính như sau:
Một là, việc thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành còn kéo dài do trình tự, thủ tục phức tạp;
Hai là, việc thành lập mới công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Công ty mẹ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa có sự thống nhất giữa Nghị định số 10/2019/NĐ-CP và Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Ba là, việc đầu tư bổ sung vốn của công ty mẹ 100% vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập vào công ty con, công ty liên kết trong trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật còn phức tạp. Thủ tướng Chính phủ sẽ phải xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn của công ty mẹ vào công ty con, công ty liên kết. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn, doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan về đầu tư, xây dựng để được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bốn là, chưa có căn cứ xác định nhóm dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các lĩnh vực chưa được phân nhóm trong Luật Đầu tư công (đầu tư tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản) mặc dù dự án có tổng mức đầu tư dưới mức dự án nhóm B theo quy định tại Luật Đầu tư công (2.300 tỷ đồng).
Năm là, thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu giữa Luật số 69/2014/QH13, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP và một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp) chưa thực sự thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai.
Trước thực tiễn nêu trên, tại Thông báo số 295/TB-VPCP ngày 23/9/2022 của Văn phòng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời khắc phục những vướng mắc, hạn chế của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP như đã phân tích nêu trên; đồng thời, đảm bảo các quy định phù hợp với thực tiễn và nâng cao hiệu quả thực thi.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng Nghị định dựa trên các quan điểm sau:
(i) Kế thừa những quy định của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP đang được thực hiện ổn định, không có vướng mắc; đồng thời, thay thế, bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tế trên nguyên tắc đảm bảo phù hợp với Luật số 69/2014/QH13.
(ii) Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát.
(iii) Đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch theo hướng phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty trong việc quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu và tổ chức cuộc họp với các Thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện Dự thảo Tờ trình và Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP gửi các Bộ, ngành liên quan, UBND các địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước để xin ý kiến. Dự thảo Nghị định bao gồm một số nội dung chính như sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP (liên quan đến các quy định tại các Điều 3, 11, 14, 17 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP) nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cụ thể như: việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán phụ thuộc; thành lập mới công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Công ty mẹ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đầu tư bổ sung vốn vào công ty con, công ty liên kết; việc vận dụng các quy định tại Nghị định số 10/2019/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, xã hội.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đối với Dự thảo Nghị định nêu trên. Sau khi nhận được ý kiến tham gia góp ý của các đơn vị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn thiện, gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định.
12/4/2021 5:01:51 PM
Chuỗi Hội thảo trực tuyến: Từ lý thuyết đến thực hành - khai thác thị trường thông qua thương mại điện tử - Chuyên đề 1: Phương pháp truyền thông hiệu quả trên ZaloChương trình dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến Thương mại điện tử Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Liên minh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) và Imgroup.
12/4/2021 4:53:02 PM
Webinar: Chuyển đổi để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19 - Chuyên đề: Giải pháp nào để doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn?Việc ứng dụng công nghệ, triển khai cách làm mới; phương thức tiếp cận mới; giúp doanh nghiệp linh hoạt đưa ra các phân tích, dự báo chính xác dựa trên dữ liệu thực từ đó đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn trên các khía cạnh quản trị, tài chính, bán hàng đến nhân sự…
12/18/2021 4:19:10 PM
Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.
12/4/2021 5:05:45 PM
Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam trên trang thông tin kết nối Doanh nghiệp B2B của Thương vụ Việt Nam tại Nhật BảnChương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và các đơn vị liên quan tổ chức. Chương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Nhật Bản.
ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ
Kết nối với chúng tôi