BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 080.44498 A2F@BUSINESS.GOV.VN ĐĂNG NHẬP ĐĂNG KÝ FAQ
USAID SUPPORTS VIETNAMESE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE POST COVID-19 BUSINESS RECOVERY
Trang chủ / Tin tức cập nhật

Ngành Dược Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

05/01/2021 08:43:00 AM Thị trường

Trong những năm gần đây ngành dược Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người và nguồn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc)[1], vì vậy, ngành Dược đang có những cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn mới đầy triển vọng.

I.    Thực trạng ngành dược Việt Nam

 

Nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2019

Bảng: Nhập khẩu dược phẩm qua các năm của Việt Nam (tỷ USD)

Việt Nam hiện là một nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập gia tăng khiến người tiêu dùng mạnh tay hơn cho các khoản chi phí liên quan đến sinh hoạt và y tế. Từ thực trạng này, Việt Nam hàng năm phải nhập khẩu thuốc trên không ngừng tăng qua các năm, tốc độ gia tăng về kim ngạch từ năm 2005 đến nay đạt trung bình 14 - 15%/năm và năm nào cũng tăng hơn năm trước. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm trong năm 2018 là duy nhất giảm 0,85% so năm trước và đạt 2,79 tỷ USD. Năm 2019, nhập khẩu dược phẩm tăng trở lại đạt kim ngạch 3,07 tỷ USD, tăng 9,82% so năm trước.

Nhập khẩu ngành dược và nguyên phụ liệu dược phẩm đạt trên 3 tỷ USD

 Nhập khẩu ngành Dược Việt Nam (USD)

 Ngành dược 2019 So với cùng kỳ
năm  2018 (%) 
2018 So với cùng kỳ
năm 2017 (%) 
Nguyên phụ liệu dược phẩm 389.681.868  -4,2 406.841.864 8,5
Dược phẩm 3.070.463.111 10,2 2.795.869.523 0,8
Tổng 3.460.144.979 3.202.711.387    
         

Nguồn: Tổng Cục hải quan

Xem xét kỹ hơn về cơ cấu nhập khẩu ngành Dược bao gồm 2 mặt hàng chính là Dược phẩm và Nguyên phụ liệu dược phẩm. Năm 2019, nhập khẩu ngành dược đạt 3,46 tỷ USD, trong đó giá trị nhập khẩu dược phẩm là chủ yếu chiếm 89% (tăng 10,2%), nguyên phụ liệu dược phẩm chiếm 11% (giảm 4,2%). Năm 2018, nhập khẩu đạt 3,2 tỷ USD trong đó giá trị nhập khẩu dược phẩm chiếm 87,3% (giảm 0,8%), nguyên phụ liệu dược phẩm chiếm12,7% (tăng 8,5%).

Nhập khẩu dược phẩm lớn nhất từ 2 thị trường Pháp và Đức, nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường là Trung Quốc và Ấn độ

       Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường nhập khẩu ngành Dược của Việt Nam thời gian qua rất đa dạng với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương.  Đến hết 2019, Pháp là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thuốc lớn nhất của Việt Nam, dược phẩm đạt 410 triệu USD; nguyên phụ liệu đạt 8,5 triệu. Các thị trường nhập khẩu lớn khác có thể kể đến như: Đức tương ứng với 325,2 triệu USD và 10,3 triệu USD; Ấn Độ 254,6 triệu USD và 65 triệu USD; Trung quốc là 36,4 triệu USD và 248,3 triệu USD; Anh 114,6 triệu USD và 6 triệu USD; Hàn Quốc 178,3 triệu USD và 4,5 triệu USD..vv 

Việt nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các khối trong nước EU như:  Pháp, Đức, Ý, Thụy sỹ, Anh và Hàn quốc. Hiện EU là thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức khách hàng EU cung cấp dược liệu, thuê nhà máy Việt Nam gia công, và nhập khẩu lại thành phẩm. Như vậy, với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu trong tình trạng bị động, phụ thuộc vào các đơn hàng gia công từ khách hàng EU. Còn về nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường chính là Trung Quốc và Ấn độ, đây là 2 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt 63,7% và 16,7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019.

Việt nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các khối trong nước EU như:  Pháp, Đức, Ý, Thụy sỹ, Anh và Hàn quốc. Hiện EU là thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức khách hàng EU cung cấp dược liệu, thuê nhà máy Việt Nam gia công, và nhập khẩu lại thành phẩm. Như vậy, với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu trong tình trạng bị động, phụ thuộc vào các đơn hàng gia công từ khách hàng EU. Còn về nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường chính là Trung Quốc và Ấn độ, đây là 2 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt 63,7% và 16,7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019.

Việt nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các khối trong nước EU như:  Pháp, Đức, Ý, Thụy sỹ, Anh và Hàn quốc. Hiện EU là thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức khách hàng EU cung cấp dược liệu, thuê nhà máy Việt Nam gia công, và nhập khẩu lại thành phẩm. Như vậy, với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu trong tình trạng bị động, phụ thuộc vào các đơn hàng gia công từ khách hàng EU. Còn về nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường chính là Trung Quốc và Ấn độ, đây là 2 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt 63,7% và 16,7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019.

Việt nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các khối trong nước EU như:  Pháp, Đức, Ý, Thụy sỹ, Anh và Hàn quốc. Hiện EU là thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức khách hàng EU cung cấp dược liệu, thuê nhà máy Việt Nam gia công, và nhập khẩu lại thành phẩm. Như vậy, với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu trong tình trạng bị động, phụ thuộc vào các đơn hàng gia công từ khách hàng EU. Còn về nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường chính là Trung Quốc và Ấn độ, đây là 2 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt 63,7% và 16,7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019.

Việt nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các khối trong nước EU như:  Pháp, Đức, Ý, Thụy sỹ, Anh và Hàn quốc. Hiện EU là thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức khách hàng EU cung cấp dược liệu, thuê nhà máy Việt Nam gia công, và nhập khẩu lại thành phẩm. Như vậy, với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu trong tình trạng bị động, phụ thuộc vào các đơn hàng gia công từ khách hàng EU. Còn về nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường chính là Trung Quốc và Ấn độ, đây là 2 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt 63,7% và 16,7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019.

Giá trị xuất khẩu Dược phẩm chỉ chiếm 5,7% so giá trị nhập khẩu Dược phẩm

Xuất khẩu Dược phẩm năm 2019 (triệu USD)

Nguồn: Bộ Công Thương

Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý...

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới, mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30% tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị trường khác đạt kim ngạch cao như:  Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... vv.

II. Cơ hội và thách thức của ngành Dược trong thời gian tới.

- Mở rộng thị trường tiềm năng:

Cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh; tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao sẽ là động lực cho ngành Dược phẩm tiếp tục tăng trưởng. Trong vòng 5 năm tới, ngành Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới. Một nghiên cứu mới đây của BMI Research cho thấy, dự báo về độ lớn thị trường Dược phẩm của Việt Nam sẽ đạt 7,7 tỉ USD vào năm 2021 và 16,1 tỉ USD năm 2026, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam.

 - Tăng xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A):

Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) như CPTPP và EVFTA sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư. Trong đó, xu hướng M&A giữa các doanh nghiệp Dược trong nước và nước ngoài diễn ra mạnh mẽ cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn phân phối. Việc thực hiện M&A góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn (như EU-GMP, PIC/S…), mà còn nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp mà còn mở rộng thị phần, tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực mới, phát triển mạng lưới phân phối.

- Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu vẫn đang là thách thức và điểm nghẽn lớn nhất để cải thiện giá trị cho ngành:

Ngành Dược Việt Nam vẫn bị phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại, trong đó 80-90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành dược chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá, nguồn hàng cung cấp; thêm vào đó là chi phí nhập khẩu khiến giá thành xuất khẩu thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ. Theo số liệu thống kê từ giữa năm 2018, giá nhiều nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh từ 15% đến 80%, điều này khiến cho lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp giảm sâu. Bên cạnh đó, phụ thuộc quá lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài dễ gây ra những rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ gần đây nhất là ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 từ Trung Quốc làm đình trệ nguồn cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Chiến thương mại Mỹ - Trung khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hướng chuyển tải bất hợp pháp, gian lận xuất xứ của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam. Đây chính là nguy cơ để Mỹ có thể truy xuất nguồn gốc, đánh thuế chống lẩn tránh đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Một số bất cập trong quy định chính sách quản lý về chất lượng và giá trong ngành dược:

Theo Vietnam Report, dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược quản lý của Nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc… Tuy nhiên, các quy định pháp lý về ngành chưa thay đổi kịp theo biến động của thị trường, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện còn nhiều kẻ hở trong quản lý chất lượng, giá thuốc thuốc và quy trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện (kênh ETC).

Công nghệ kỹ thuật chậm phát triển và chưa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật qui trình sản xuất:

theo nhận định thì ngành công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân còn lại phải nhập khẩu. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa phát triển được công nghệ hóa dược hiện đại và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn, chưa kể chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém. Chính vì lý do đó mà việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại.

Công tác qui hoạch còn nhiều hạn chế:

Mặc dù có tiềm năng về nguồn dược liệu song ngành dược nước ta chưa có sự kết hợp quy hoạch vùng trồng và khai thác dược liệu với sản xuất thuốc. Chính những điều này đã hạn chế sự phát triển của ngành dược Việt Nam nói chung và xuất khẩu dược phẩm nói riêng.

Nhìn chung, ngành Dược Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu và phát triển, chiến lược marketing, đầu tư mở rộng, tăng công suất còn hạn chế. Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh gay gắt với thuốc nhập khẩu, nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc, chính sách còn nhiều bất cập là thách thức đối với các doanh nghiệp ngành dược. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong ngành dược cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác quản trị rủi ro đặc biệt là công tác dự trữ nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh, tìm hướng đi cho xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu dược phẩm trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế toàn cầu.  

Tài liệu tham khảo

1.    Tổng cục hải quan

2.    Tổng cục Thống kê

3.    Bộ Công Thương

4.    NCIF (2019), Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam – EU

5.    http://thongtincongthuong.vn/upload/vtic/Cong.nghiep/Ngoai.thuong/a34203.pdf

6.    https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/viet-nam-la-thi-truong-duoc-pham-lon-thu-2-dong-nam-a-603838.html

7.    http://tapchithue.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/17186-nganh-duc-vit-nam-s-tang-trung-hai-con-s-vao-nam-2020.html

 

Nguồn: https://business.gov.vn/cms/tin-tuc-su-kien/chi-tiet/585/nganh-duoc-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap

Từ khóa: Admin

Bình luận

Bài viết phổ biến

12/18/2021 4:19:10 PM

Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”

Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.

12/31/2021 1:54:50 PM

Hội thảo “Xúc tiến Thương mại và đầu tư với Thị trường New Zealand - Tận dụng cơ hội các chuỗi giá trị mới trong khối ASEAN - NewZealand”

New Zealand hiện đang là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng...

12/4/2021 4:51:05 PM

Hội thảo “Những xu hướng chính thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trong bối cảnh mới”

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi sản xuất, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước sau dịch Covid-19. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) tổ chức chương trình “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm 2021”

12/4/2021 5:04:09 PM

Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Phòng trưng bày hàng mẫu đặt tại Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Malaysia

Chương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Malaysia. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Malaysia tổ chức.

Image

ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ

Kết nối với chúng tôi