BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 080.44498 A2F@BUSINESS.GOV.VN ĐĂNG NHẬP ĐĂNG KÝ FAQ
USAID SUPPORTS VIETNAMESE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE POST COVID-19 BUSINESS RECOVERY
Trang chủ / Tin tức cập nhật

Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV do nữ làm chủ

02/02/2021 07:51:00 AM Doanh nghiệp - tài chính

 

Ngày càng có nhiều nghiên cứu xác nhận rằng  COVID-19 không chỉ gây ra nhiều sự cố bất ngờ cho nền kinh tế toàn cầu mà còn tạo ra một trạng thái “bình thường mới” khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh mô hình và hoạt động sản xuất kinh doanh. COVID-19 đã và tiếp tục là một thử thách toàn cầu cho tất cả các doanh nghiệp.

Nghiên cứu được triển khai dưới sự phối hợp của Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) và UNESCAP. Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế. Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 27/5/2020 đến ngày 15/6/2020.Bên cạnh khảo sát doanh nghiệp qua phiếu hỏi, Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu với đại diện đến từ cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, các doanh nghiệp do nữ làm chủ. Tính đến thời điểm kết thúc khảo sát, có 220 doanh nghiệp tham gia trả lời.

 

57% doanh nghiệp tham gia khảo sát là doanh nghiệp siêu nhỏ, 35% là doanh nghiệp nhỏ, chỉ 8% là doanh nghiệp vừa. 134 doanh nghiệp tham gia khảo sát (tương đương 61%) là doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Một số phát hiện chính

Tác động của COVID-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ phần nào nặng nề hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nam làm chủ - mặc dù lý do của sự khác biệt về giới tính này là không rõ ràng. 56% doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ không sản xuất kinh doanh được hoặc gián đoạn do giãn cách xã hội (con số này ở doanh nghiệp nhỏ và vừa do nam làm chủ là 43%). Tình hình hoạt động của doanh nghiệp do nữ làm chủ có phần khó khăn hơn so với mặt bằng chung, 15.7% doanh nghiệp do nữ làm chủ doanh thu quý 1 giảm trên 75% so với cùng kỳ năm trước (tỷ lệ này ở doanh nghiệp do nam làm chủ là 7.7%), 14.2% doanh nghiệp do nữ làm chủ có doanh thu 6 tháng đầu năm giảm trên 75% (tỷ lệ này ở doanh nghiệp do nam làm chủ là 7.9%). 11.1% Doanh nghiệp do nữ làm chủ dự báo doanh thu năm 2020 giảm trên 75% so với năm 2019 (tỷ lệ này ở doanh nghiệp do nam làm chủ là 10%).

Cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra là một cú sốc từ phía cầu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Phụ thuộc nhiều vào dòng tiền, việc thiếu hụt nguồn cầu và doanh thu đã khiến nhiều doanh nghiệp phải vật lộn với tình trạng thiếu vốn lưu động. Chỉ có một tỷ lệ tương đối nhỏ các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn cung đầu vào.

Ứng phó với COVID-19, gần 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cuộc khảo sát này đã phải cắt giảm lương và / hoặc giờ làm việc của nhân viên. Cắt giảm chi phí không cần thiết (44.5% doanh nghiệp), Đàm phán điều khoản thanh toán cho chi phí đầu vào và chi phí khác (38.6% doanh nghiệp), Thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh (37.3% doanh nghiệp).Đáng chú ý, số doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ phải tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh cao gấp đôi (29,9%) so với doanh nghiệp nhỏ và vừa do nam làm chủ (15,1%).

Các ý kiến chuyên gia từ phỏng vấn sâu đã gợi ý một số sáng kiến ​​cụ thể, chẳng hạn như đào tạo, để hỗ trợ các doanh nhân nữ giảm thiểu những tổn thất và rủi ro do COVID-19 gây ra, đồng thời cung cấp những góc nhìn sâu sắc về sự khác biệt trong hành xử và ứng phó với COVID-19 giữa doanh nghiệp do nữ làm chủ và doanh nghiệp do nam làm chủ.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ thể hiện sự linh hoạt hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ thường chủ động hơn trong việc lập kế hoạch dự phòng và áp dụng các chiến lược kinh doanh thận trọng, từ đó tăng khả năng phục hồi của họ trong thời kỳ khủng hoảng.

Tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ giảm hoặc tạm ngừng các hoạt động kinh doanh trong COVID-19 cao hơn. Điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt về giới trong trách nhiệm chăm sóc trẻ nhỏ, gia đình trong thời gian trường học ngừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp do nữ làm chủ đã thực hiện các hoạt động từ thiện trong thời kỳ khủng hoảng. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo có xu hướng giúp đỡ cộng đồng địa phương của họ nhiều hơn, chẳng hạn như thông qua việc phân phối miễn phí các sản phẩm của họ cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Một số khuyến nghị chính sách được đề xuất

Cải thiện việc triển khai các biện pháp hỗ trợ do Chính phủ cung cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng COVID-19, đặc biệt là minh bạch thông tin và quy trình thủ tục áp dụng.

Xây dựng công cụ/biện pháp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa “tự đánh giá” điều kiện nhận hỗ trợ của chính doanh nghiệp mình. Cần xây dựng một bộ tiêu chí rõ ràng để doanh nghiệp có thể “tự đánh giá” và từ đó xác định.

Xác định bộ phận/cán bộ chuyên trách trong các cơ quan Nhà nước liên quan và các ngân hàng thương mại để xử lý các đơn/việc liên quan đến cung cấp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng phó COVID-19.

Ngoài các biện pháp hỗ trợ trước mắt, cần có nhiều sáng kiến ​​dài hạn hơn để giải quyết các hạn chế về cơ cấu và hỗ trợ phát triển DNNVV tại Việt Nam như:

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số để tận dụng các lợi ích của công nghệ thông tin – truyền thông; Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ năng lực để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển các kế hoạch chiến lược nhằm chuyển đổi các mô hình kinh doanh trước COVID-19 của họ cho năm 2021 và sau đó; Phát triển một công cụ phân tích thân thiện với người dùng để cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự chẩn đoán một cách có hệ thống các điểm mạnh và điểm yếu tương đối của họ...

Từ các tác động của COVID 19 đến với doanh nghiệp qua cuộc khảo sát cho thấy nền kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong bối cảnh này, các chính sách điều hành vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, giảm thiểu các tác động tiêu cực của COVID 19. Một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp có khả năng phá sản hàng loạt thì vẫn có một số ngành còn cơ hội phát triển tốt. Do vậy, cần có sự lựa chọn hợp lý các chính sách cũng như đối tượng hỗ trợ. Tính chất đại dịch COVID 19 lần này cho thấy việc dự báo tác động của nó đến nền kinh tế diễn ra trong thời gian bao lâu là rất khó. Điều này đòi hỏi phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn đến dài hạn nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh để khôi phục nền kinh tế doanh nghiệp hiện nay.

 

Nguồn: https://business.gov.vn/cms/tin-tuc-su-kien/chi-tiet/293/bao-cao-danh-gia-tac-dong-cua-covid-19-doi-voi-cac-doanh-nghiep-sieu-nho-nho-va-vua-dnnvv-o-viet-nam-dac-biet-la-cac-dnnvv-do-nu-lam-chu

Từ khóa: Admin

Bình luận

Bài viết phổ biến

12/18/2021 4:19:10 PM

Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”

Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.

12/31/2021 1:54:50 PM

Hội thảo “Xúc tiến Thương mại và đầu tư với Thị trường New Zealand - Tận dụng cơ hội các chuỗi giá trị mới trong khối ASEAN - NewZealand”

New Zealand hiện đang là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng...

12/4/2021 4:51:05 PM

Hội thảo “Những xu hướng chính thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trong bối cảnh mới”

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi sản xuất, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước sau dịch Covid-19. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) tổ chức chương trình “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm 2021”

12/4/2021 5:04:09 PM

Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Phòng trưng bày hàng mẫu đặt tại Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Malaysia

Chương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Malaysia. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Malaysia tổ chức.

Image

ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ

Kết nối với chúng tôi