BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 080.44498 A2F@BUSINESS.GOV.VN ĐĂNG NHẬP ĐĂNG KÝ FAQ
USAID SUPPORTS VIETNAMESE SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE POST COVID-19 BUSINESS RECOVERY
Trang chủ / Tin tức cập nhật

Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”

18/12/2021 04:19:10 PM Sự kiện

Ngày 03.11.2021, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã phối hợp cùng Công ty Source of Asia - SOA và Công ty Lim & Partner tổ chức hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.

Hiện nay Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Thái Lan. Về đầu tư, Thái Lan là một trong chín nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất, năng lượng, bất động sản, nông nghiệp, điện tử, v..v... Năm 2020, thương mại hai chiều đạt 15,88 tỷ USD và hướng tới mục tiêu đạt 25 tỷ USD vào năm 2025 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia thành viên ASEAN.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện cấp cao tập đoàn Central Group Việt Nam, các đại diện cấp cao của các tổ chức xúc tiến thương mại đầu tư và tổ chức luật tài chính thương mại tại Việt Nam và Thái Lan. Chương trình đã thu hút 100 người tham gia, tương tác sôi nổi trên nền tảng trực tuyến nhận được phản hồi rất tích cực từ người tham dự.

Cập nhật tổng quan lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam, bà Huyền Nguyễn, Quản lý bán hàng xuất khẩu của Vinasoy cho biết Việt Nam đang trở thành thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất tiềm năng trong khu vực, có thể đứng ở vị trí thứ ba châu Á trong năm 2023. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm - đồ uống Việt Nam còn khá hạn chế trong việc truyền thông kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng bởi còn thiếu khả năng kiểm soát thông tin cạnh tranh.

Về khung pháp lý và quy định trong lĩnh vực thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam và Thái Lan, các đại diện cấp cao của Công ty Quốc tế Luật và Thuế DFDL - Cộng sự tại Việt Nam và Thái Lan đánh giá rằng hai quốc gia có những nét tương đồng về môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực, hạ tầng logistics, và nét ẩm thực nhiệt đới. Các quy định pháp lý trong kinh doanh sản xuất tại nước hai đều thể hiện được thế mạnh và những lợi ích rõ ràng cho các nhà đầu tư lớn cũng như doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Thái Lan. Sự phối hợp nguồn lực, khung pháp lý của hai bên có thể tạo nên điểm mạnh nổi bật cho lĩnh vực thực phẩm - đồ uống tại châu Á.

Ông Damien Bazin, Giám đốc hợp tác và mở rộng thị trường của Source of Asia cho biết mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, ông còn đề cập đến một số giải pháp như cách thức tìm đúng đơn vị đại diện doanh nghiệp của mình tại nước ngoài, và quy tắc 5Ps (Preparation - Sự chuẩn bị, Perseverance - Sự kiên định, Prudence - Tính thận trọng, Presence - Sự hiện diện và Professionalism - Tính chuyên nghiệp).

Ở góc nhìn chuyên gia, ông Paul Le, Giám đốc dự án CSV - Xúc tiến thương mại Việt Nam của Central Retail Group Việt Nam và ông Laurent Landie, Giám đốc Quản trị của Lim & Partner đồng quan điểm rằng thực phẩm và đồ uống là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua sắm tiêu dùng của khách hàng. Tác động của dịch Covid-19 lần này sẽ là một phép thử “sức đề kháng” đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành này. Để tồn tại và trụ vững, các doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống cần có sách lược đối phó bài bản và quản trị khủng hoảng. Trong đó, công tác nhận diện, đánh giá, đo lường những thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời là quan trọng nhất. Tốc độ chuyển đổi và chất lượng dịch vụ sẽ quyết định sự sống sót của các doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống khi “sống chung cùng đại dịch Covid-19”.

Từ khóa: Admin

Bình luận

Bài viết phổ biến

12/18/2021 4:19:10 PM

Quay lại Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”

Chương trình Hội thảo trực tuyến “Tiếp cận cơ hội kinh doanh tại Việt Nam và Thái Lan”.

12/31/2021 1:54:50 PM

Hội thảo “Xúc tiến Thương mại và đầu tư với Thị trường New Zealand - Tận dụng cơ hội các chuỗi giá trị mới trong khối ASEAN - NewZealand”

New Zealand hiện đang là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng...

12/4/2021 4:51:05 PM

Hội thảo “Những xu hướng chính thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm trong bối cảnh mới”

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi sản xuất, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước sau dịch Covid-19. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) tổ chức chương trình “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm ngành lương thực, thực phẩm năm 2021”

12/4/2021 5:04:09 PM

Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Phòng trưng bày hàng mẫu đặt tại Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Malaysia

Chương trình dành riêng cho Quý doanh nghiệp mong muốn tiếp cận và mở rộng thị trường tại Malaysia. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Malaysia tổ chức.

Image

ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ

Kết nối với chúng tôi